2022 Mộc nhĩ 100g

0.1 kg
€3,00

Nấm mộc nhĩ đen là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn ở các nước châu Á, nhưng chúng ta phải lưu ý chế biến mộc nhĩ đúng cách để an toàn cho sức khỏe và hãy cùng xem các món ăn ngon đơn giản tuyệt vời từ loại nấm này.

Tác dụng của nấm mộc nhĩ

Theo y học cổ truyền, nấm mộc nhĩ có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Loại nấm làm thuốc tốt nhất là nấm mộc nhĩ đen.

Tây y cho rằng ăn nấm mộc nhĩ còn có tác dụng làm giảm cholesterol cấp nói chung, và đặc biệt để giảm mức độ cholesterol xấu. Nấm mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản nên là thức ăn thích hợp cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành.

  • Phòng các bệnh về tim mạch: Vitamin K và các chất khoáng phong phú như canxi, magie, làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Mộc nhĩ chứa các thành phần hoạt tính lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp cholesterol trong gan, ngăn ngừa tích tụ mỡ ở thành động mạch và xơ vữa động mạch. (Theo bác sĩ Dương Thị Phượng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)
  • Thanh lọc đường ruột: Chất keo nhầy trong mộc nhĩ kết dính những tạp chất trong hệ tiêu hóa và tống chúng ra ngoài cơ thể, từ đó làm sạch ruột và dạ dày. Ngoài ra, mộc nhĩ rất giàu chất xơ và một loại collagen thực vật đặc biệt, chống táo bón, giúp cơ thể kịp thời thanh lọc và đào thải thức ăn.
  • Giảm béo: Thành phần axit nucleic trong mộc nhĩ có thể giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Dùng liên tục một tuần có thể giảm cân và vòng một căng đầy.
  • Làm đẹp: Nấm mộc nhĩ rất giàu protein và vitamin E giúp da tươi sáng, mịn màng. Ngoài ra, mộc nhĩ có hàm lượng sắt cao giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt.

Giá trị dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ

Theo USDA của Mỹ về nguồn cơ sở dữ liệu dinh dưỡng, thành phần hóa học trong 100g nấm mộc nhĩ khô như sau: 370 kcal, 10,6g protein , 0,2g chất béo , 65g carbohydrate , 5,8g tro , canci 375mg, sắt 185mg, phospho 201mg và 0,03 %mg carotene . Nấm tươi chứa độ ẩm 90%.

Cách chế biến nấm mộc nhĩ

1. Sơ chế đúng cách an toàn

Nấm mộc nhĩ tươi có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng “morpholine“, rất nhiều trường hợp ăn xong nấm mộc nhĩ rồi tiếp xúc ngay với nắng gây ngứa ngấy khắp người, rất khó chịu. Nếu gặp những trường hợp di ứng nặng thì có thể dẫn đến hoại tử da.

Mọi người nên lưu ý là không nên ăn nấm mộc nhĩ đen tươi ngay sau khi hái trên cây, giá thể bịch nuôi trồng mà phải phơi qua nắng để nấm khô đi, sau đó mới có thể sử dụng.

Nấm mộc nhĩ khô thì trước tiên cần phải ngâm nước cho nấm nở đều, với thời gian khoảng 30 phút, nếu cần ngâm lâu cũng không nên quá 3 – 4 tiếng. Tránh ngâm quá lâu hoặc để qua đêm, sẽ dẫn đến sản sinh nhiều chất độc trong nấm, có hại cho sức khỏe.

Không nên sử dụng nước nóng để ngâm cho nấm mau nở, đây là việc làm sai lầm vì tuy nấm có nhanh nở hơn khi ngâm với nước lạnh nhưng chất morpholine trong nấm lại không có nhiều thời gian để trung hòa.

Nếu bạn ngâm quá nhiều nấm và dùng không hết có thể đem phơi khô sau đó đóng túi kín bảo quản để sử dụng lại cho có dịp chế biến sau.