2026 Thảo quả .
Nguồn gốc của thảo quả
Cây ra hoa về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7), có quả vào mùa đông (tháng 10-12). Thảo quả mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao hơn 1.000m, có khí hậu mát lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn thuộc các địa phương vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc nước ta, như ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu... có những nơi có sản lượng thảo quả rất lớn như huyện Bát Xát (Lào Cai). Ở Trung Quốc, thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc.
Giá trị dinh dưỡng của thảo quả
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (1-1,5%).
Tác dụng của thảo quả trong y học
Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng. Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả. Trong dân gian, thảo quả chủ yếu dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy,…Chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở.
Thảo quả giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể. Làm giảm sự co thắt dạ dày. Làm mát cho cơ thể
Cách sử dụng thảo quả trong nấu ăn
Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả. Vào mùa đông (tháng 11, 12, hoặc tháng 1) người ta hái quả chín vàng, đem về phơi khô hay sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt. Cũng có nơi lấy cám gạo hòa với nước cho sền sệt, bao chung quanh quả, nướng cho cháy cám rồi đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt dùng.